Bulong là gì? Tìm hiểu sự khác biệt giữa bu lông với ốc vít

monamedia

Bu lông là một chi tiết cơ khí có ứng dụng vô cùng rộng rãi trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm bulong là gì cũng như đặc điểm cấu tạo của chúng. Chính vì vậy, trong bài viết này, Kim Khí Tiến Thành sẽ tổng hợp và chia sẻ các kiến thức tổng quan về bu long, giúp bạn có được lời giải đáp chính xác cho câu hỏi “Bu lông là gì?” cũng như gợi ý địa chỉ mua bulong uy tín.

Bulong là gì?

Bu lông là cách gọi bắt nguồn từ tiếng Pháp “boulon”, là một sản phẩm cơ khí được sử dụng để lắp ráp các chi tiết đơn lẻ thành một thể thống nhất. Nguyên lý hoạt động của bulong dựa trên lực ma sát của các vòng ren giữa bu lông và đai ốc, nhờ đó các chi tiết được kết nối một cách chắc chắn.

Tìm hiểu bu lông là gì?
Giải đáp thắc mắc chi tiết – Bulong là gì?

Ngày nay, ốc vít bu lông được thiết kế với nhiều hình dáng khác nhau để phục vụ nhu cầu lắp ráp của từng nhóm ngành. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là hình dạng mũ 6 cạnh với thanh trụ tròn, được chạm khắc vòng ren để có thể xoay vặn dễ dàng với các phụ kiện ốc vít.

Vai trò của bulong là gì trong việc lắp ráp các linh kiện máy móc, thiết bị công nghệ? Mối ghép bằng bulong có khả năng chịu tải lớn, bền và uốn tốt. Không chỉ có vậy, việc tháo lắp, hiệu chỉnh các mối ghép cũng rất thuận tiện và nhanh chóng, không đòi hỏi quá nhiều yếu tố kỹ thuật. Đây cũng là lý do mà sản phẩm cơ khí này được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất máy móc, công trình giao thông,… trên toàn thế giới.

Để có thể hiểu rõ hơn về bu lông là cái gì, hãy tiếp tục theo dõi những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Đặc điểm của bulong

Đặc điểm của bu lông là gì?
Đặc điểm kỹ thuật của các sản phẩm cơ khí bulong

Đặc điểm của bulong là gì? Bulong là một thành phần cơ bản nhưng không thể thiếu trong ngành cơ khí và xây dựng. Chúng sở hữu những đặc điểm kỹ thuật quan trọng, không chỉ giúp việc lắp ráp và tháo dỡ linh kiện trở nên nhanh chóng mà còn tạo sự bền chắc cho các mối ghép.

  • Phần đầu được thiết kế với nhiều hình dạng: đầu lục giác, đầu vuông,…
  • Phần thân được chạm khắc ren theo hình xoắn ốc, kết hợp sử dụng chung với đai ốc, tạo thành một thể thống nhất.
  • Thường được gia công từ thép để đảm bảo độ bền chắc.
  • Bu lông có nhiều thiết kế, kích thước đa dạng, tùy theo yêu cầu lắp ráp của từng nhóm ngành.

Phân loại bu lông

Để phù hợp với yêu cầu lắp ráp linh kiện trong ngành cơ khí và xây dựng, bu lông được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau.

Cách phân loại bu lông hiên nay
Hướng dẫn phân loại bulong chi tiết

Theo vật liệu chế tạo

  • Gia công từ chất liệu thép cacbon thường, thép hợp kim:
    1. Bu lông xử lý nhiệt: Được gia công từ vật liệu thép có độ bền tương dương hoặc thấp hơn, sau đó thông qua xử lý nhiệt để nâng cao tính bền bỉ của sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của người dùng. Cấp bền của bulong khoảng 8.8, 10.9, 12.9.
    2. Bu lông không xử lý nhiệt: Loại này được sản xuất từ vật liệu thép có cấp bền tương đương và sau khi gia công sẽ không cần phải xử lý nhiệt. Cấp bền thường dao động trong khoảng 4.8, 4.6, 6.6.
  • Gia công từ thép không gỉ hay bu lông Inox:

Sản phẩm này được đánh giá cao về khả năng chống ăn mòn hóa học hay ăn mòn điện hóa do tác động từ môi trường. Vật liệu sử dụng gia công bu lông chống gỉ thường sẽ gồm có INOX 201, INOX 304, INOX 316, INOX 316L.

>> Tham khảo sản phẩm bu lông INOX 304

  • Gia công từ các kim loại màu, hợp kim màu:

Loại bu lông này được sản xuất để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong một số ngành công nghiệp đặc thù như ngành chế tạo máy bay, ngành điện, sản xuất, xử lý nước thải,…

Theo hình thức chống ăn mòn

  • Bu lông nhuộm đen.
  • Bu long được sản xuất từ thép cacbon.
  • Bulong mạ kẽm nhúng nóng, mạ kẽm điện phân, mạ màu cầu vồng.
  • Bu lông Inox.

Theo phương thức chế tạo và độ chính xác gia công

Phân loại bulong theo phương thức chế tạo và độ chính xác
Phân loại bu lông theo độ chính xác và cách chế tạo
  • Bulong thô:

Vật liệu được sử dụng để sản xuất bulong thô là thép tròn. Thông thường phần đầu sẽ được dập nguội/dập nóng hoặc rèn, trong khi đó phần ren trên thanh trụ chế gia công bằng cách cán hoặc tiện. Quá trình chế tạo bu lông thô diễn ra hoàn toàn thủ công, chính vì vậy mà độ chính xác kém, các chi tiết không đồng nhất.

  • Bulong nửa tinh:

Cách sản xuất tương tự như gia công bu lông thô, tuy nhiên phần đầu và các bề mặt trên mũ sẽ được chăm chút kỹ lưỡng để loại bỏ bavia.

  • Bulong tinh:

Được chế tạo với sự hỗ trợ của máy móc cơ khí, có độ chính xác cao, đồng nhất. Đây cũng là dòng sản phẩm được sử dụng phổ biến trong công nghiệp.

  • Bu lông siêu tinh:

Bu lông siêu tinh được sản xuất theo tiêu chuẩn cao, có yêu cầu khắt khe về độ chính xác và yếu tố kỹ thuật. Hiện nay, chúng được sử dụng cho các mối ghép đặc biệt, có dung sai nhỏ hoặc các ngành cơ khí yêu cầu độ chính xác.

Theo chức năng làm việc

  • Bu lông liên kết:

Bulong liên kết được sử dụng để lắp ráp các chi tiết lại với nhau, trong đó lực dọc trục giữ vai trò chủ chốt trong việc chịu tải lực. Dòng sản phẩm này được ứng dụng rộng rãi trong các mối ghép tĩnh và không phải chịu tải trọng động.

  • Bu lông kết cấu:

Bu lông kết cấu được sử dụng trong các mối ghép thường xuyên phải chịu tải trọng động, tiêu biểu như kết cấu khung, dầm, các chi tiết máy lớn,…

Theo lĩnh vực sử dụng

  • Bu lông trong lĩnh vực xây dựng như bu lông cấp bền cao, bu lông cắt đứt
  • Bu lông trong các công trình trên biển như bu lông xe máy, ô tô,…

Các tiêu chuẩn sản xuất bulong là gì?

8 Tiêu chuẩn sản xuất bu lông phổ biến hiện nay
Một số tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá tiêu chuẩn sản xuất bu lông

Trong ngành cơ khí và xây dựng, việc đánh giá chất lượng của bu lông thông qua các tiêu chuẩn là một yếu tố cần thiết. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm có thể đáp ứng về chất lượng theo yêu cầu của người dùng. Dưới đây là một số tiêu chuẩn sản xuất bu lông phổ biến dành cho những ai đang tìm hiểu bulong là gì và được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn cơ bản nào.

Tiêu chuẩn DIN

Đây là một hệ thống tiêu chuẩn được xây dựng và kiểm duyệt bởi Viện Tiêu chuẩn Đức – Deutsches Institut fur Normung. Những sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn DIN đều được đánh giá cao về chất lượng và mức độ đáng tin cậy. Hiện nay, tiêu chuẩn này không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất bu lông mà còn có ứng dụng rộng rãi trong nhiều nhóm ngành.

Tiêu chuẩn BSW – Anh

BSW là tiêu chuẩn sản xuất ốc vít và bu lông đầu tiên trên thế giới được nhà phát minh người Anh Joseph Whitworth sáng lập năm 1841. Tiêu chuẩn này quy định về kỹ thuật, kích thước thiết kế một sản phẩm bu lông, cụ thể:

  • Góc ren 550 độ, bao gồm góc giữa hai chân vít và bán kính ở cả gốc + đỉnh của bulong.
  • Độ sâu sợi phải dài 0.640327p.
  • Bán kính đáp ứng 0.137329p
  • Độ dốc chỉ tăng theo đường kính và phải được quy định rõ ràng trên bản đồ.

Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)

Tiêu chuẩn sản xuất TCVN của Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam được ưa chuộng sử dụng để đánh giá chất lượng sản phẩm

Theo tiêu chuẩn Việt Nam, mắc thép sản xuất bu lông phải đáp ứng các tiêu chí về độ bền và tính chất, phù hợp với ứng dụng của sản phẩm. Cụ thể:

  • Thép C10, 15, 20: Loại thép này có độ bền không quá cao, tuy nhiên dễ hàn, rèn, dập tốt. Do đó thường được sử dụng để sản xuất bulong cho các linh kiện chịu lực nhỏ.
  • Thép thấm than: Có lượng carbon thấp, dao động trong khoảng 0.1 – 0.25%. Thép thấm than được ưu tiên lựa chọn trong việc chế tạo bu lông có khả năng chịu được tải trọng tĩnh, va đập.
  • Thép bám chặt: Thích hợp để sản xuất bu lông cho các chi tiết cần có khả năng bịt kín mối nối như bịt nồi hơi, tua bin hoặc những vị trí phải tiếp xúc với nhiệt độ cao thường xuyên.
  • Thép không gỉ: Chất liệu thép này được ưu tiên sử dụng trong sản xuất bulong lục giác, đầu tròn, bulong móng và các linh kiện khác đòi hỏi tính không gỉ để tránh bị oxi hóa.

Tiêu chuẩn GB – Trung Quốc

Tiêu chuẩn này gồm có 2 phần quan trọng: Bắt buộc và Được khuyến nghị. Sự phân loại này được thể hiện thông qua các mã tiến tố GB và GB/T. Tất cả các sản phẩm, dịch vụ tại Trung Quốc bắt buộc phải tuân thủ tiêu chí GB. Ngoài ra, quy định này cũng áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc.

Tiêu chuẩn JIS – Nhật Bản

Tiêu chuẩn JIS là từ viết tắt của thuật ngữ Japanese Industrial Standards, được quản lý bởi Ủy ban tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản. Tất cả các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến công nghiệp và hoạt động sản xuất tại Nhật bắt buộc phải tuân thủ hệ thống tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn GOST – Nga

Tiêu chuẩn GOST của Nga
Tiêu chuẩn GOST quy định chi tiết về kích thước, vật liệu gia công bu lông

Đây là một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng về hàng hóa và dịch vụ được áp dụng tại Nga và một số quốc gia trước đây thuộc về Liên Xô. Trong lĩnh vực sản xuất bulong, GOST cung cấp các quy định, hướng dẫn về kích thước, vật liệu và các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo chất lượng, tính đồng nhất của sản phẩm.

Tiêu chuẩn ISO – Tiêu chuẩn Quốc tế

Tiêu chuẩn này cung cấp các thông số kỹ thuật về tiêu chuẩn sản xuất bu lông nhằm đảm bảo tính nhất quán và chất lượng của sản phẩm. Ví dụ:

  • ISO 898 quy định các tính chất của bu lông làm bằng thép cacbon, thép hợp kim.
  • ISO 4010 và ISO 4017 quy định về kích thước ren, chiều dài,… đối với bulong có thiết kế đầu lục giác.

Tiêu chuẩn ASTM/ANSI của Mỹ

  • ASTM được phát triển bởi bởi Hiệp hội Tiêu chuẩn và Công nghệ Hoa Kỳ – American Society for Testing and Materials. Tiêu chuẩn này tập trung vào việc xác định các yếu tố kỹ thuật cụ thể cho vật liệu, sản phẩm. Ví dụ, ASTM A325 là một tiêu chuẩn cho bulong kết cấu lục giác ren lửng.
  • ANSI thuộc quyền quản lý của Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ – American National Standards Institute. Tiêu chuẩn này đặt ra các quy định về kích thước, hình dạng, khả năng tương thích của sản phẩm bu lông giúp chúng có thể phát huy hết tính năng của mình.

Sự khác biệt giữa bu lông và ốc vít

Phân biệt bu lông với ốc vít
So sánh chi tiết điểm khác biệt giữa bu lông và ốc vít

Bu lông và ốc vít đều là hai chi tiết quan trọng được sử dụng để kết nối các bộ phận cơ khí và cấu trúc xây dựng. Tuy có nhiều điểm tương đồng thể nhưng chúng hoàn toàn khác biệt nhau về cấu tạo, chức năng. Nếu bạn đang tìm hiểu bulong là gì thì cũng cần nắm được sự khác biệt giữa bu lông ốc vít cơ bản như sau:

Ốc bu lông

Ốc vít

Là một loại ốc vỉ ren ngoài, được sử dụng để kết nối các bộ phận cơ khí thông qua các lỗ tròn có thiết kế ren phù hợp. Là một loại ốc vít ren ngoài, có thể chèn trực tiếp quá lỗ hoặc các phần cần nối mà không cần sử dụng đai ốc.
Tiết diện tròn đều Tiết nhiện không đồng nhất, thường nhọn dần về phía đuôi.
Cấu trúc xoắn ốc và độ dốc nhỏ Cấu trúc xoắn ốc và độ dốc lớn.
Không có thân côn. Có hoặc không có thân côn.
Sử dụng cờ lê, mỏ lết, lục lăng để lắp ráp, tháo dỡ. Sử dụng máy khoan chuyên dụng để lắp ráp, tháo dỡ.
Kích thước từ nhỏ – lớn, rất lớn. Thường có kích thước nhỏ, trung bình.

Ứng dụng của bu lông và ốc vít

Bu lông dùng để làm gì? Hay nói một cách dễ hiểu hơn ứng dụng của bulong, ốc vít trong thực tiễn là gì? Bu lông thường được lắp đặt trong các mối liên kết cần tính chính xác, chặt chẽ cao. Trong khi đó, ốc vít sẽ sử dụng cho những mối liên kết với trọng tải vừa và có thể khoan trực tiếp vào mối ghép.

Mua bu lông, ốc vít chất lượng giá tốt tại Kim Khí Tiến Thành

Kim Khí Tiến Thành là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm kim khí. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, chúng tôi đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường, được nhiều khách hàng tin tưởng. Nếu như quý khách đang tìm kiếm một địa chỉ phân phối bu lông, ốc vít chất lượng và giá tốt thì nhất định không thể bỏ qua danh mục sản phẩm của chúng tôi.

Mua bulong, ốc vít chất lượng cao tại Kim Khí Tiến Thành
Kim Khí Tiến Thành – Đơn vị phân phối bulong, ốc vít chất lượng, giá tốt

Bu lông, ốc vít là một trong những dòng sản phẩm chủ lực của Kim Khí Tiến Thành, được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao. Tất cả linh kiện trước khi được phân phối ra thị trường đều được kiểm tra kỹ lưỡng, do đó mà có thể đảm bảo tuyệt đối về chất lượng sử dụng.

Nếu quý khách đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm bu lông, ốc vít thì đừng quá lo lắng. Kim Khí Tiến Thành sở hữu một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có chuyên môn cao trong lĩnh vực sản xuất kim khí. Vì vậy, chúng tôi có thể đưa ra những giải pháp phù hợp giúp quý khách chọn mua được sản phẩm ưng ý nhất.

Công ty TNHH Công Nghiệp Phụ Trợ – KIM KHÍ TIẾN THÀNH

  • 🌐 Website: kimkhitienthanh.com
  • 🏠 Địa chỉ: Tổ 1, Khu Phố Tân Lộc, Phường Phước Hòa, Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • ☎️ Hotline: 0933 937 577

Trên đây là thông tin chi tiết về sản phẩm cơ khí bu lông mà Kim Khí Tiến Thành đã tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng thông qua bài viết này đã giải thích chi tiết bulong là gì cũng như ứng dụng của bulong ốc vít trong thực tiễn. Đừng quên liên hệ với Kim Khí Tiến Hành để được tư vấn chi tiết hơn về các dòng sản phẩm bu lông chất lượng cao và mua hàng với mức giá ưu đãi nhất.

Background

Liên hệ dự án

Là đối tác đáng tin cậy chuyên cung cấp các sản phẩm kim khí chất lượng cao cho các cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam, chúng tôi luôn nỗ lực cải thiện chất lượng, giảm chi phí sản xuất và tăng cường trải nghiệm mua hàng của quý khách.

Icon title

Bài viết liên quan

  • Khái niệm phân loại bulong hóa chất

    Bu lông hóa chất là gì? Phân loại và ứng dụng bu lông nở hóa chất

    Bu lông hóa chất là một loại kim khí không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng, nhất là các công trình thi công có tải trọng lớn như cầu đường, cột nhà, cầu cảng,… Ngoài ra, bulong này còn là giải pháp tối ưu giúp liên kết nhiều loại vật liệu khác. Cùng công ty Kim Khí Tiến Thành đi sâu tìm hiểu về bulong hóa chất và những ứng dụng tuyệt vời của chúng trong bài viết lần này.

    Xem chi tiết
  • Đặc điểm, phân loại ecu

    Ê cu là gì? Đặc điểm phân loại và ứng dụng sản phẩm Êcu

    Ê cu hay còn gọi là đai ốc – một phụ kiện cơ khí nhỏ nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực, từ xây dựng cho tới sửa chữa. Thông thường, êcu sẽ đi kèm với các loại vật tư khác để tạo thành mối liên kết chặt chẽ và ổn định giữa các chi tiết. Thông qua bài viết dưới đây, Kim Khí Tiến Thành sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về ê cu là gì cũng như các đặc điểm kỹ thuật và, ứng dụng của chúng trong đời sống.

    Xem chi tiết
  • Tìm hiểu chi tiết bulong M10

    Bulong M10 là gì? Phân loại bu lông M10 chi tiết nhất

    Trong các loại máy móc, các sản phẩm cơ khí, xây dựng hay lắp ghép nội thất thì bulong M10 là chi tiết được sử dụng rộng rãi. Theo đó, các loại bulong M10 sẽ giúp kết nối các thành phần, bộ phận với nhau để tạo nên sự liền mạch và kết cấu hoàn chỉnh. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bulong 10 với chức năng, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, Kim Khí Tiến Thành sẽ cung cấp thông tin liên quan cũng như cách phân loại bu lông M10 cụ thể nhất.

    Xem chi tiết